Bán hàng online thu hút nhiều người tham gia nhưng để thành công không phải dễ dàng. Khi bạn trong giai đoạn mới bắt đầu, bạn cần phải xem xét kỹ phải bán ở trên kênh nào mới phù hợp cho bạn. Vậy hãy theo dõi 7 gợi ý về các kênh bán hàng online hiệu quả sau đây và các đánh giá chung để đưa ra quyết định chính xác nhằm gia tăng doanh thu tức thì ngay dưới đây nhé!



1. Shopee
Hiện nay Shopee đã vươn lên giữ vị trí top 1 sàn thương mại điện tử Việt Nam. Mọi mặt hàng từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm cho đến nông sản thực phẩm, nội thất v.v.. đều có thể buôn bán thông qua kênh bán hàng online này.

Ưu điểm:

Thủ tục đăng ký đơn giản, đăng ký chỉ cần có số điện thoại là có thể mở được gian hàng.

Sản phẩm không cần qua kiểm duyệt khắt khe.

Bán hàng không mất phí hay % hoa hồng.

Tự tạo được chương trình khuyến mãi để kích thích khách mua hàng.

Nhược điểm:

Cạnh tranh khốc liệt vì số lượng gian hàng trên shopee nhiều, đặc biệt là cạnh tranh về giá vì shopee không quản lý về tình trạng bán phá giá.

Shopee không đứng ra kiểm tra và đảm bảo chất lượng hàng hóa, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không hề hiếm gặp nên độ tin cậy của khách hàng không cao.

Chỉ hỗ trợ phí vận chuyển với những đơn hàng có giá trị cao, gây khó cho những gian hàng bán các sản phẩm có giá trị thấp.

2. Lazada
Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba. Ngành hàng chính của website thương mại điện tử này là: sản phẩm quốc tế, thiết bị điện tử, thời trang làm đẹp, dụng cụ gia dụng…Sàn Lazada có những ưu điểm và nhược điểm sau:



Ưu điểm:

Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.

• Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% cho sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.

• Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.

• Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.

Nhược điểm:

• Thủ tục đăng ký hơi phức tạp, bạn phải khai báo CMND và số tài khoản ngân hàng Lazada mới kích hoạt gian hàng cho bạn. 

• Các chi phí như phí lấy hàng, phí FBL tương đối cao.

• Do chính sách tập trung vào người mua nên trong một số trường hợp, người bán cũng phải chịu thiệt thòi và bị thụ động.

• Thực hiện marketing cho toàn bộ sản phẩm trên diện rộng, không tùy chỉnh cho từng đối tượng cụ thể.

3. Sendo
Sendo còn được gọi là “Siêu Chợ Sen Đỏ” là sàn sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam, ra đời dưới sự bảo trợ của tập đoàn FPT Shop. Sendo có những ngành sản phẩm tập trung người mua hàng nhiều nhất: thời trang nam nữ, làm đẹp, thực phẩm, mỹ phẩm, phụ kiện công nghệ…



Ưu điểm:

• Mở gian hàng không mất phí, đăng ký chỉ cần có số điện thoại là có thể mở được gian hàng.

• Phát triển mạnh mảng thời trang.

• Rút tiền đơn giản và tiện lợi bằng ví Senpay.

Nhược điểm:

• Người bán có thể mua sử dụng các gói quảng cáo, marketing trên Sendo, nhưng nếu không dùng một cách thông minh có thể tốn tiền vô ích.

• Tỷ lệ đơn ảo khá cao.

• Hệ thống thường bị lỗi trong các event, các đợt khuyến mãi lớn.

• Hệ thống vận chuyển không đa dạng, phí giao hàng cao, thời gian giao lâu, tỷ lệ hoàn hàng cao.

4. Tiki
Tiki được thành lập vào năm 2010, ban đầu là một trang bán sách tiếng Anh online sau đã trở mình thành trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

Nếu Shopee có hướng đi là quan tâm đến sự trao đổi giữa người mua và bán thì Tiki luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Để có thể bán hàng được trên sàn thương mại điện tử này bạn phải trải qua khá nhiều công đoạn kiểm duyệt, cũng vì vậy mà các mặt hàng trên Tiki luôn được khách hàng tin tưởng tuyệt đối.



Ưu điểm:

• Cực phù hợp nếu bạn kinh doanh mặt hàng là sách với tỷ lệ chiết khấu cao.

• Sản phẩm muốn đăng bán cần trải qua kiểm duyệt, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và nằm trong danh mục hàng được lưu thông trên thị trường.

• Đa dạng chính sách giao hàng theo giá trị đơn hàng.

Nhược điểm:

• Tiki không có chỗ cho các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Bạn phải là doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh được trên Tiki.

• Thủ tục mở gian hàng khó và phức tạp, yêu cầu nhiều loại giấy tờ.

• Mặt hàng chưa thực sự nhiều và đa dạng.

• Người bán phải chịu một khoản phí cố định và phí hoa hồng.

• Thời gian giao hàng dự kiến tương đối lâu, thường là 4-10 ngày làm cho tỷ lệ khách hàng bỏ dở đơn hàng cao.

5. Facebook
Ra mắt đã lâu nhưng mạng xã hội “hot” nhất hiện tại và cũng chính là kênh bán hàng phổ biến nhất của những người kinh doanh bán hàng online vẫn phải kể đến Facebook.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng trang cá nhân của bản thân hoặc lập 1 Fanpage để đăng bán các sản phẩm của mình. Với Facebook bạn hoàn toàn có thể sử dụng tính năng chạy quảng cáo sản phẩm để gia tăng lượng tiếp cận, hướng đến đối tượng mục tiêu nhằm phục vụ tốt cho việc mua bán hàng online trên các mạng xã hội.

6. Website
Với website thương mại điện tử này bạn sẽ có một cửa hàng online, nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa. Website còn giúp bạn cung cấp thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.

Website còn có các ưu điểm nổi trội so với các kênh bán hàng online khác đó là kênh chính chủ. Bạn không sợ phải bị khóa tài khoản hay bị phạt bất ngờ như khi kinh doanh trên Facebook hay sàn thương mại điện tử. 

Với website bạn có thể bán hàng toàn quốc hoặc thậm chí ra quốc tế. Bạn có thể chọn lựa các mẫu giao diện theo đặc trưng ngành nghề của mình và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng có một điều bạn phải chú ý, nếu bạn định bán hàng trên website, team của bạn phải có hỗ trợ kỹ thuật.

7. Instagram
Instagram là mạng xã hội hình ảnh nên khi đăng hình bán hàng, feedback hàng thì bạn nên đăng các hình ảnh thật đẹp để thu hút người có nhu cầu. Người sử dụng mạng xã hội này chủ yếu là giới trẻ nên sẽ phù hợp để bạn bắt đầu bán hàng quần áo và phụ kiện, sản phẩm trang trí nội thất, sản phẩm cho móng và tóc, đồ ăn...